1900 636 815

Trong ngày Tết Đoan Ngọ tại sao chúng ta phải giết sâu bọ?

Trong ngày Tết Đoan Ngọ tại sao chúng ta phải giết sâu bọ?

Theo quan niệm xưa thì trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá, thường có sâu bọ, nếu không trừ khử thì sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vì chúng nằm sâu trong bụng nên giết chúng không phải là điều dễ dàng, duy chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch chúng mới lộ diện, và thời điểm này là lúc chúng ta có thể  tiêu diệt được chúng.

>>> Bài đọc thêm: Tết đoan Ngọ (mùng 05 tháng 05) cần mua gì để cúng?

Giết sâu bọ bằng gì?

Vào ngày tết Đoan Ngọ, chúng ta có thể giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…

Đồ ăn thường được sử dụng trong ngày tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, ăn rượu nếp ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu quả. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là “cái”. Trước hết ăn rượu nếp vào cho sâu bọ say, sau đó ăn trái cây như mận, đào, roi… vào làm cho chúng chết.

Ngoài trái cây, người ta còn có cho trẻ con bôi hoặc uống thần sa, chu sa ( loại thuốc có tác dụng an thần), vì theo tục lệ và quan niệm của người xưa tin rằng, lúc sâu bọ bị trái cây giết có sự phản ứng gây sự bất an cho trẻ con nên dùng thần sa, chu sa để trấn an trước.

Vào ngày này, nhà nào nhà nấy đều dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên. Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ vẫn đầy đủ các thứ như ngày lễ trong xã hội truyền thống với đầy đủ các thứ: rượu nếp, hương, hoa, vàng mã, nước mưa, các loại hoa quả: mận, đào, hồng xiêm, đưa hấu, vải, chuối… Ngoài quan niệm thờ cúng tổ tiên, việc làm lễ cũng này còn có ý nghĩa để sâu bọ thấy nhà nào cũng làm cỗ giết sâu bọ, hoảng sợ mà trốn chạy.

hoa-qua-ruou-nep-ngay-tet-doan-ngo
Hoa quả và rượu nếp luôn đắt hàng trong ngày tết Đoan Ngọ

Trong ngày tết Đoan Ngọ, ngoài  lễ cúng tết và tục giết sâu bọ, còn rất nhiều tục lệ khác như : tục nhuộm móng chân, móng tay, tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà… Tuy nhiên, ngày nay phần lớn các tục lệ trên đây nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá mùi và tục đi hái lá thuốc.

tam-la-nuoc-mui

Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.

0/5 (0 Reviews)

Check Also

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu?

Nguồn gốc giỗ tổ sân khấu xuất phát từ đâu? Giỗ tổ sân khấu vốn …

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *